Hiển thị tất cả 2 kết quả

Cửa Hàng THỎ CẢNH Chất Lượng Cao

Bên cạnh những chú mèo cảnh, chó cảnh, chuột Hamster thì Thỏ Cảnh là một cái tên rất nổi tiếng trong thế giới thú cưng. Với vẻ ngoài hiền lành, bộ lông dày mịn, nhiều màu sắc, lại còn rất tinh nghịch và hiếu động. Thỏ cảnh từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết với con người. Hãy cùng Mew.vn dạo một vòng xem những chú Thỏ đáng yêu thế nào các bạn nhé!

-20%
1,200,000
-20%
1,200,000

Giới Thiệu

Thỏ Cảnh

Thỏ cảnh là một vật nuôi trong nhà tuyệt vời, chúng đáng yêu và cá tính, tinh nghịch và hoà đồng. Thích hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Nhưng đối với bất kỳ vật nuôi nào, việc mang một chú thỏ về nhà cũng cần có sự chuẩn bị và hiểu biết về chúng. Hãy cùng Mew.vn tìm hiểu về loài Thỏ cảnh ngay sau đây nhé các bạn!

1. Nguồn gốc Thỏ Cảnh

Thỏ là loài động vật có vú trong họ Leporidae. Thỏ Cảnh hiện nay có nguồn gốc từ thỏ hoang dã ở Châu Âu và Châu Phi. Việc nuôi thỏ làm thú cưng bắt đầu từ những năm 1800.

Thỏ sống trên mặt đất ở các môi trường khác nhau, từ sa mạc tới rừng nhiệt đới, rừng ngập nước. Hiện có hơn 60 giống thỏ nội được công nhận ở Châu Âu và Châu Mỹ, tất cả đều là hậu duệ của thỏ Châu Âu (Oryctolagus cuniculus), loài thỏ duy nhất đã được thuần hóa rộng rãi.

Loài thỏ hoang dã ở Châu Âu phát triển khoảng 4.000 năm trước trên bán đảo Iberia. Khi người La Mã đến Tây Ban Nha vào khoảng năm 200 TCN, họ bắt đầu nuôi những con thỏ bản địa để lấy thịt và lông.

Sự lan rộng của đế chế La Mã, cùng với sự gia tăng thương mại giữa các quốc gia, đã giúp đưa loài thỏ châu Âu vào nhiều khu vực hơn nữa ở châu Âu và châu Á. Với tốc độ sinh sản nhanh chóng và việc trồng trọt ngày càng nhiều cung cấp môi trường sống lý tưởng, thỏ sớm hình thành các quần thể lớn trong tự nhiên.

Những con thỏ hoang dã được cho là thuần hoá lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 bởi các nhà sư của Vùng Champagne ở Pháp. Các nhà sư là những người đầu tiên nuôi thỏ trong lồng như một nguồn thức ăn dự trữ, và là người đầu tiên thử nghiệm lai tạo chọn lọc các đặc điểm như trọng lượng hoặc màu lông.

Thỏ được du nhập vào Anh thế kỷ 12, và trong thời Trung cổ, việc chăn và nuôi thỏ để lấy thịt, lông đã trở nên phổ biến khắp châu Âu. Các nguồn tin cho rằng một số phụ nữ trong giới quý tộc thời Trung cổ thậm chí còn nuôi thỏ làm thú cưng.

Thỏ Cảnh được nuôi làm thú cưng
Thỏ Cảnh được nuôi làm thú cưng

Cho đến thế kỷ 19, thỏ nhà được lai tạo thuần túy để lấy thịt và lông, nhưng trong thời kỳ Victoria, nhiều giống thỏ mới đã được phát triển. Mặc dù nhiều con thỏ trong số này được nuôi để lấy thịt, nhưng việc nuôi thỏ làm vật nuôi ngày càng trở nên phổ biến ở tầng lớp trung lưu ngày.

Trong hai cuộc Thế chiến, chính phủ ở Anh và Mỹ đều khuyến khích người dân nuôi thỏ như một nguồn cung cấp thịt và lông, vừa để phục vụ bản thân, vừa để làm thức ăn, quần áo cho binh lính. Sau chiến tranh, nhiều người tiếp tục nuôi thỏ trong vườn của họ, và chúng trở thành vật nuôi phổ biến trong gia đình. Thỏ cảnh đã trở thành vật nuôi phổ biến thứ ba sau chó và mèo ở Anh.

Thỏ cảnh ngày càng được cưng chiều giống chómèo, như một người bạn đồng hành dễ thương, đáng yêu trong gia đình, được cung cấp một chế độ nuôi dưỡng riêng, từ tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe định kỳ, cho đến sự tự do và thoải mái tương tác với con người.

2. Ngoại hình Thỏ Cảnh

Có hơn 30 loài thỏ trên khắp thế giới, và mặc dù sống trong nhiều môi trường khác nhau, nhưng chúng đều có nhiều điểm chung.

2.1. Kích thước của Thỏ Cảnh

Thỏ là loài động vật có vú nhỏ. Chúng có đôi tai dài, dài tới 7,5 cm và đôi chân sau khỏe mạnh. Chúng có kích thước trung bình từ 34 - 50 cm và nặng từ 1 đến 7 kg, tùy thuộc vào giống.

2.2. Lông của Thỏ Cảnh

Lông thỏ dài và mềm, có màu xám hoặc nâu, phần dưới bụng có màu trắng và đuôi ngắn. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy thuộc vào loài và giống. Hiện nay đã có rất nhiều loài thỏ cảnh khác nhau được lai tạo ra mang nhiều màu sắc độc đáo.

2.3. Tai của Thỏ Cảnh

Đôi tai dài của thỏ có khả năng là một sự thích nghi để phát hiện những kẻ săn mồi. Cơ thể thỏ hình trứng, đuôi ngắn. So với Thỏ cảnh thì Thỏ rừng có tỷ lệ cơ thể và dáng đứng khá đồng đều.

2.4. Răng của Thỏ Cảnh

Thỏ có 2 cặp răng cửa, một cặp ở trên và một cặp ở dưới. Chúng cũng có 2 răng chốt phía sau răng cửa trên cùng. Răng của thỏ đặc biệt thích nghi để gặm nhấm và phát triển liên tục trong suốt cuộc đời.

2.5. Chân của Thỏ Cảnh

Thỏ sử dụng đôi chân sau mạnh mẽ của mình để di chuyển bằng cách nhảy. Chúng có 4 ngón chân ở bàn chân sau và có màng để giữ cho ngón chân không bị tách ra khi nhảy. Mỗi bàn chân trước của thỏ có 5 ngón. Một số loài thỏ có thể đạt tốc độ 56 - 72 km mỗi giờ. Thỏ con thường bò nhiều hơn nhảy.

2.6. Tuổi thọ của Thỏ Cảnh

Tuổi thọ của Thỏ Cảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Giống, di truyền, chế độ ăn uống, giới tính, điều kiện sống và cách chăm sóc. Nhưng trung bình, hầu hết thỏ cảnh sống từ 8 đến 10 năm trong môi trường nuôi nhốt.

Ngoại hình Thỏ cảnh
Ngoại hình Thỏ cảnh

3. Tập tính & hành vi của Thỏ Cảnh

Thỏ cảnh là loài hòa đồng, hiền lành và đáng yêu. Thỏ thường có mối liên kết rất chặt chẽ với chủ nhân của chúng. Hiếm khi nào thỏ tấn công hoặc cắn người, vì thế đây sẽ là thú cưng thích hợp cho tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ nhỏ.

Ngoài tính tình thân thiện ra, thỏ cũng là loài vật có ngôn ngữ cơ thể khá phong thú. Các bé thường thể hiện những hành động đặc trưng để cho người nuôi biết mình đang cảm thấy như thế nào, chẳng hạn như lo lắng, vui vẻ hoặc tức giận. Dưới đây là một số hành vi của Thỏ.

3.1. Hạnh phúc

Một chú thỏ đang hạnh phúc và cảm thấy thư giãn, thoải mái sẽ có một số hành vi sau:

  • Thỏ nằm xuống, thả lỏng cơ thể, hai chân sau co vào dưới thân, hai mắt lim dim.
  • Thỏ nằm xuống, hai chân trước hướng về phía trước, hai chân sau chìa sang ngang, mắt lim dim. Cơ thể thư giãn và thả lỏng.
  • Thỏ nằm xuống với tư thế duỗi hoàn toàn, thả lỏng một cách thoải mái. Chân sau duỗi thẳng và chân trước hướng về phía trước.
  • Thỏ nhảy lên cao và chạm đất bằng 4 chân. Xoay người trước khi chạm đất

3.2. Lo lắng

Thỏ cảm thấy lo lắng, sợ hãi và không muốn bạn tiếp cận chúng sẽ có những hành vi sau:

  • Thỏ cúi người, cơ bắp căng lên, đầu úp xuống đất, hai tai mở rộng và áp vào lưng. Đồng tử ở mắt giãn ra.
  • Thỏ chạy trốn khi thấy người.

3.3. Tức giận hoặc không vui

Những chú thỏ đang cảm thấy không vui và muốn bạn tránh đi chỗ khác sẽ có những hành vi sau:

  • Thỏ quay đi và di chuyển bằng cách búng chân sau. Tai thỏ có thể nằm dẹt vào lưng.
  • Thỏ ngồi xuống trên hai chân sau, hai chân trước giơ lên như tư thế đấm bốc. Tai dựng đứng và hướng ra ngoài, có thể gầm gừ.
  • Thỏ căng thẳng và hai chân sau đập liên tục xuống đất. Đuôi vểnh lên, tai đứng và hơi hướng ra ngoài, cơ mặt căng và đồng tử mắt giãn ra.
  • Thỏ căng thẳng và hạ thấp thân hình, dồn trọng lượng về phía sau, đầu ngửa lên trên, miệng há ra và răng lộ rõ. Tai hóp và hạ xuống, đuôi cụp lên, đồng tử giãn ra.
Thỏ cảnh có nhiều ngôn ngữ cơ thể
Thỏ cảnh có nhiều ngôn ngữ cơ thể.

4. Môi trường sống Thỏ Cảnh

Nếu bạn đang có ý định nuôi thỏ làm thú cưng, thì điều quan trọng là phải biết loại môi trường sống mà chúng phát triển. Điều này sẽ cho phép bạn tạo lại môi trường sống cho chúng ở nhà.

Thỏ là loài sống trên mặt đất thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Chúng thích sống ở những nơi có khí hậu ôn hoà. Môi trường sống của chúng khá đa dạng như đồng cỏ, rừng rậm, rừng cây, sa mạc, đất ngập nước và bụi rậm. Đây là những nơi lý tưởng cho thỏ vì chúng cho phép thỏ đào hang, cảm thấy an toàn và được bảo vệ, cũng như cho phép chúng có cơ hội khám phá môi trường xung quanh. Ngoài ra, tất cả những nơi này đều ở ngoài trời và do đó cho phép thỏ có nhiều không gian để chạy.

Trong tự nhiên, thỏ xây dựng hệ thống hang động có những đường hầm nối với nhau. Chia ra những phòng với những chức năng riêng biệt như ngủ hoặc nuôi con. Cửa hang của thỏ rất nhỏ đủ để chúng chui vào, giúp cản trở kẻ săn mồi. Ngoài ra còn có tác dụng điều hoà, giữ nhiệt độ ổn định trong mùa hè và mùa đông. Phần lớn thời gian thỏ ở trong hang và chỉ ra ngoài vào lúc bình minh và hoàng hôn.

Khi nuôi thỏ tại nhà, người nuôi cần mô phỏng các đặc điểm của môi trường tự nhiên giúp thỏ cảm thấy thoải mái nhất, giúp chúng thích nghi tốt hơn.

Thỏ rất thích đào hang
Thỏ rất thích đào hang.

5. Cách nuôi Thỏ Cảnh

5.1. Chuồng nuôi thỏ cảnh

Thỏ cảnh cần một ngôi nhà an toàn với nhiều không gian cho dù là bạn nuôi trong nhà hay ngoài trời.

Chuồng trong nhà: 

Có kích thước gấp ít nhất 4 lần so với thỏ. Tránh làm sàn bằng thép hoặc lưới vì có thể gây tổn thương cho chân thỏ, tốt nhất là sàn nên làm bằng phẳng. Không sử dụng lồng kính hoặc bể cá để làm nhà cho thỏ vì chúng sẽ không cung cấp đủ sự thông thoáng. Trong chuồng cần một khu vực cho khay vệ sinh.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những mẫu chuồng đẹp dành riêng cho thỏ cảnh. Nhưng bạn hãy nên nhớ, chuồng càng lớn càng tốt cho thỏ cưng.

Chuồng ngoài trời:

Chuồng nên để cách mặt đất khoảng 50 - 70cm. Kích thước khoảng 70 x 80 x 50cm (Rộng x Dài x Cao). Trong chuồng nên có một khu vực làm tổ có lót rơm hoặc cỏ khô để thỏ nghỉ ngơi.

Sàn của lồng nên làm bằng phẳng và chắc chắn để tránh tổn thương chân của thỏ. Chất liệu chuồng phải bền bỉ để có thể chịu được thời tiết và bảo vệ thỏ khỏi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

Nước uống:

Dù là chuồng trong nhà hay ngoài trời đều cần chuẩn bị sẵn một chai nước sạch có vòi để thỏ uống bất cứ lúc nào. Khi nuôi thỏ ngoài trời sẽ uống nhiều nước hơn.

Chén ăn hoặc khay đựng cỏ:

Trong chuồng phải có chén ăn hoặc khay để đựng thức ăn cho thỏ, giúp cho chuồng và thức ăn luôn được sạch sẽ.

Hộp vệ sinh:

Những chú thỏ nên được huấn luyện để sử dụng hộp vệ sinh giúp không gian chuồng được sạch sẽ và dễ dàng dọn dẹp.

Đồ chơi & đồ nhai:

Thỏ là những sinh vật hiếu động và thích vui đùa, vì thế hãy chuẩn bị một số đồ chơi trong chuồng của các bé như cầu thang, banh, bánh chạy, ... Ngoài ra cũng nên có sẵn những đồ chơi nhai để giúp thỏ mài răng của chúng.

5.2. Thức ăn cho thỏ cảnh

Để một chú thỏ cưng khoẻ mạnh và phát triển tốt nhất, người nuôi cần đảm bảo cung cấp cho các bé một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bao gồm cỏ khô, cỏ nén, thức ăn viên, trái cây, rau tươi, đồ ăn vặt.

  • Cỏ: Cỏ khô cần thiết cho thỏ để giúp ruột hoạt động và mài mòn răng. Bạn có thể cho thỏ ăn bao nhiêu cỏ khô tuỳ thích, một số loại cỏ tốt cho thỏ như: Timothy, Burmuda, yến mạch, ...
  • Thức ăn viên: Đồ ăn thương mại có rất nhiều loại. Hãy chọn những loại có khoảng 25% chất xơ và hàm lượng chất béo thấp nhất. Thỏ non nên ăn loại viên nhỏ.
  • Rau: Mỗi ngày nên bổ sung cho thỏ cưng một lượng rau xanh nhất định như: cà rốt, bông cải, mùi tây, diếp xoăn, súp lơ, bắp cải, ...
  • Nước: So với những loài vật khác, thỏ uống khá nhiều nước nên hãy luôn chuẩn bị sẵn nước ngọt trong chuồng.
Chế độ ăn của Thỏ cảnh chủ yếu là rau cỏ
Chế độ ăn của Thỏ cảnh chủ yếu là rau cỏ.

6. Sinh sản ở Thỏ Cảnh

6.1. Sinh sản & giao phối

Thỏ không có chu kỳ giao phối và không có dấu hiệu sinh sản nào cả. Các bé sẽ đạt tới độ tuổi trưởng thành sinh dục từ 4 - 8 tháng tuổi. Giống thỏ có kích thước càng lớn thì tuổi sinh sản sẽ càng lâu.

Thường thì sẽ khó nhận ra lúc nào thỏ cái sẵn sàng giao phối, nhưng một số bé có thể có những dấu hiệu như cọ xát cằm vào lồng. Khi giao phối nên đưa thỏ cái qua chuồng của thỏ đực. Sau khi xong thì mang thỏ cái về chuồng của mình.

6.2. Thời gian mang thai & lứa đẻ

Thời gian mang thai của thỏ từ 28 -  32 ngày. Bạn nên chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ mẹ khi thai được khoảng 26 ngày tuổi.

Thỏ thường sinh con vào sáng sớm. Không làm phiền thỏ trong quá trình sinh con. 1 lứa thỏ có thể sinh từ 7 - 8 bé.

6.3. Thỏ con

Thỏ con khi sinh ra không có lông, không nhìn thấy và không nghe thấy gì. Các bé sẽ mở mắt khi được 10 ngày tuổi. Sau đó sẽ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Thỏ con sẽ được mẹ cai sữa khi được 4 - 6 tuần tuổi. Hãy nuôi các bé chung với nhau từ 1 - 2 tuần sau khi cai sữa và sau đó hãy tách ra.

6.4. Giới tính

Phân biệt giới tính ở thỏ khá dễ. Hãy lật ngửa thỏ lên và quan sát bộ phận sinh dục. Thỏ cái sẽ có hình chữ V và 1 rãnh nhỏ ở giữa. Thỏ đực sẽ có 1 cái vòi nhỏ có lỗ.

Thỏ sinh sản khá nhanh và dễ dàng
Thỏ sinh sản khá nhanh và dễ dàng.

7. Sức khoẻ và bệnh tật ở Thỏ Cảnh

Với một chế độ ăn uống hợp lý và không gian nuôi dưỡng sạch sẽ, an toàn thỏ cưng sẽ khoẻ mạnh và phát triển tốt. Nếu không, thỏ vẫn có thể bị bệnh như bất kỳ loài vật nào khác.

Thỏ rất dễ bị căng thẳng và có thể bị ốm khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hoặc chế độ ăn uống của chúng. Thỏ có thể rất nhạy cảm với cơn đau nhưng thường che giấu những triệu chứng đau đớn, thương tích hoặc bệnh tật.

Dấu hiệu bệnh tật ở thỏ là đi khập khiễng, khom lưng, liếm hoặc gãi một vùng cụ thể, chán ăn, thờ ơ, thở nặng nhọc hoặc gấp gáp, nghiến răng hoặc không ngủ được. Khi gặp những triệu chứng trên, nên đưa thỏ của bạn tới bệnh viện thú y để được can thiệp y tế.

8. Giá bán Thỏ Cảnh

Thỏ cảnh hiện nay đã loài vật cưng rất quen thuộc và phổ biến tại Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua ở những cửa hàng thú cưng trên toàn quốc. Giá  của thỏ cảnh phụ thuộc vào kích thước, màu sắc và giống loài. Sau đây là giá tham khảo một số loài thỏ cảnh phổ biến:

  • Giá Thỏ Mini Lop: từ 1.200.000đ - 1.500.000đ
  • Giá Thỏ Sư Tử: 600.000đ - 1.500.000đ
  • Giá Thỏ Hà Lan: 1.000.000đ - 1.200.000đ
  • Giá Thỏ Mini Việt: 300.000đ - 600.000đ
Mew.vn cung cấp Thỏ Cảnh chất lượng cao
Mew.vn cung cấp Thỏ Cảnh chất lượng cao.

9. Địa chỉ bán Thỏ Cảnh

Mew.vn hiện đang là địa chỉ cung cấp những dòng thỏ cảnh phổ biến ngoại nhập uy tín từ nhiều năm trở lại đây. Thỏ cảnh của cửa hàng được nhập trực tiếp từ Thái Lan, sau đó được nuôi dưỡng khoẻ mạnh trước khi cung cấp ra thị trường. Đảm bảo cho người nuôi dễ dàng chăm sóc khi mua về. Bên cạnh đó, cửa hàng cũng cung cấp đầy đủ những loại thức ăn, phụ kiện và chuồng nuôi thỏ. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn tại địa chỉ sau:

10. Lời kết

Thỏ cảnh là một vật nuôi rất đáng để lựa chọn. Sự vui vẻ, hoà đồng và ngoại hình xinh xắn của những bé thỏ sẽ giúp lan toả năng lượng tích cực đến cho người nuôi. Ngoài ra sự hiền lành của các bé sẽ rất thích hợp nếu gia đình bạn có con nhỏ. Việc nuôi dưỡng thỏ sẽ dạy cho trẻ em biết cách chăm sóc và yêu thương động vật hơn. Hy vọng qua những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhiều hơn về Thỏ Cảnh - loài thú cưng đáng yêu này! Xin cảm ơn!

Gọi điện
Messenger
Chat Zalo