Hiển thị tất cả 4 kết quả

SHOP Chuột Hamster Cao Cấp #1 Việt Nam

Đa dạng, khoẻ mạnh và giá rẻ

Chuột Hamster hay chuột đuôi cụt là một trong những thú cưng được nhiều người ưa thích nhất trên thế giới. Mew.vn là địa chỉ chuyên cung cấp những dòng chuột Hamster thuần chủng và phổ biến, đẹp mắt nhất tại Việt Nam.

Sản phẩm được chăm sóc một cách chu đáo kèm theo chế độ bảo hành sức khoẻ kỹ lưỡng. Cùng với đầy đủ phụ kiện, chuồng trại và thức ăn sẽ giúp bạn dễ dàng “tậu” cho mình một bé chuột xinh xắn nhất. Mời vào!

Danh Mục

CÁC LOẠI HAMSTER

-20%
80,00090,000
-46%
125,000150,000
-20%
170,000400,000
-38%
50,000150,000

Giới thiệu

Chuột Hamster - Ký Ức Tuổi Thơ

Chuột Hamster ăn bắp
Bế chuột Hamster
Chuột Hamster đang nhìn

Chuột Hamster có lẽ là cái tên gợi nhớ nhất đến tuổi thơ của nhiều người. Như những cục bông đáng yêu và hay làm những trò ngộ nghĩnh, chuột Hamster là một trong những loài thú cưng được nhiều người nuôi nhất trên thế giới. Nhất là lứa tuổi trẻ em, chắc hẳn hồi nhỏ bạn cũng đã từng sở hữu cho mình một em bé Hamster thiệt là đáng yêu rồi đúng không nào? Hôm nay, Mew.vn xin tổng hợp và giới thiệu tới mọi người những thông tin xung quanh loài chuột Hamster - thú cưng đáng nuôi nhất mọi thời đại. Cùng tham khảo nhé!

1. Nguồn gốc, xuất xứ của chuột Hamster

Trên thế giới, có tới 26 loài chuột Hamster tồn tại. Nhưng loài được biết đến nhiều nhất là Hamster Syrian. Vào năm 1839, nhà động vật học người Anh George Waterhous cho biết đã tìm được một con chuột Hamster cái già ở Syria, tên khoa học là Cricetus auratus. (Còn được gọi với cái tên khác là Golden Hamster).

Vào năm 1930, một con chuột Hamster mẹ và vài con con được tìm thấy tại Aleppo, Syria. Sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm ở Jerusalem để nghiên cứu hành vi. Tại đây, các nhân viên phòng thí nghiệm nhận thấy chúng thân thiện, đáng yêu, và rất dễ chăm sóc, vì vậy một số đã được đưa về nhà và nuôi làm thú cưng. Chúng được cho là tổ tiên của loài chuột Hamster hiện nay.

Các nhân viên phòng thí nghiệm ở Jerusalem cũng gửi chuột Hamster đến các phòng thí nghiệm ở khắp nơi trên thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng, loài chuột Hamster ngày càng đông đảo. Hamster Syria lần đầu tiên được đưa đến Mỹ vào năm 1938, đến năm 1946 chúng đã trở thành vật nuôi rất phổ biến ở đây. Ngày nay chỉ có chó, mèo, cá và thỏ được cho là phổ biến hơn Hamster.

Hamster Bear đứng nhìn

2. Ngoại hình & đặc tính của chuột Hamster

Chuột Hamster là một loài vật nuôi cực dễ thương có vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về vẻ ngoài và những đặc tính của loài chuột này nhé!

Chuột Hamster sở hữu thân hình mập mạp, đuôi ngắn, chân ngắn, bàn chân rộng, tai nhỏ và nhiều lông. Bộ lông của chuột dày và mượt, có thể dài hoặc ngắn, nhiều màu sắc khác nhau như: đen, xám, mật ong, trắng, nâu, vàng, đỏ, ... tuỳ thuộc vào loài.

Kích Thước

Kích thước trưởng thành của Hamster khoảng 7 - 10 cm. Riêng dòng Syrian Hamster lớn gấp đôi khoảng 14 - 18 cm.

Chuột Hamster nặng khoảng 110 - 140 Gram khi trưởng thành.

Hamster cái sẽ nặng hơn Hamster đực khoảng 50 - 80 Gram và dài hơn khoảng 2 - 5 cm.

Tuổi thọ trung bình của Hamster từ 2,5 đến 3 năm, với mỗi loài có sự khác biệt nhỏ. Vì tuổi thọ không quá cao, nên khi nuôi Hamster người nuôi cần chuẩn bị tinh thần cho việc phải chứng kiến sự ra đi của những người bạn nhỏ này.

Hamster thường có bộ lông dày và bóng mượt, ngoại trừ dòng Rex hoặc dòng Long-hair (lông dài). Phần lông ở bụng sẽ ít hơn nhiều so với trên cơ thể. Da của chúng mềm và mịn.

Chuột Hamster có 4 ngón chân và 1 ngón cái cơ bản ở mỗi chân trước. 5 ngón chân sau phát triển hơn. Móng của Hamster sắc nhọn, được thiết kế tốt để leo trèo và đào bới.

Cơ bắp chân sau của chuột tương đối khoẻ mạnh. Giúp chúng bò một cách dễ dàng và nhanh chóng trong tự nhiên thông qua các hang hẹp, quanh co. Chân của Hamster khá ngắn khiến cho dáng đi của chúng trông rất ngộ nghĩnh.

Vì Hamster là một loài gặm nhấm nên bộ răng của chúng phát triển rất tốt và thực sự khoẻ. Răng được mọc sâu vào trong hàm, phát triển với tốc độ phù hợp với độ mòn từ việc gặm nhấm.

Răng chuột sẽ luôn mọc dài ra vì thế chúng sẽ luôn nhai không ngừng nghỉ, người nuôi cần phải cung cấp nhiều thức ăn, đồ gặm để giúp việc răng Hamster phát triển dài quá mức.

Hamster sẽ có 4 chiếc răng với nhiệm vụ cắn, gặm nằm ở ngoài. Còn răng hàm sẽ nằm sâu hơn ở trong để nghiền đồ ăn.

Đặc điểm thú vị của Hamster chính là ở hai bên má, ở đây sẽ có các túi giúp chuột chứa một lượng lớn thức ăn vào đó. Khi túi má đầy, đầu của Hamster sẽ to gần gấp đôi lúc bình thường, tạo nên vẻ ngoài rất thú vị và ngộ nghĩnh.

Các túi má này nằm ở vai, cổ và đầu của chuột, không có chức năng tiêu hoá và có thể to gấp đôi khi được nhét đầy thức ăn.

Chuột Hamster sẽ dùng hai tay để đẩy vào túi má, ép thức ăn ra khi mang đi cất vào chỗ yêu thích trong tổ của mình.

Đàn chuột Hamster đang ăn

3. Tập tính của chuột Hamster

Chuột Hamster sống đơn độc

Hành vi

Chuột Hamster hầu hết đều sống đơn độc, nếu nuôi chung nhiều cá thể với nhau sẽ xảy ra tình trạng tranh chấp căng thẳng, đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Chuột vẫn có thể được nuôi chung với nhau từ lúc còn nhỏ, nhưng điều này vẫn không được đảm bảo. Người nuôi nên chú ý quan sát mỗi ngày.

Những chú chuột sẽ giao tiếp với chủ và với nhau thông qua ngôn ngữ cơ thể. Chúng sẽ gửi một mùi hương cụ thể thông qua tuyến mùi và cũng sẽ thể hiện cảm xúc theo hành vi.

Hoạt động

Hầu hết chuột Hamster hoạt động về đêm, ban ngày chúng sẽ ngủ. Những chú chuột này có thể di chuyển 5 dặm (8 km) trong đêm để tìm thức ăn. Thói quen này vẫn sẽ giữ trong môi trường nuôi nhốt, vì thế bạn sẽ thấy chuột hoạt động rất nhiều và rất thích chạy Wheel (vòng xoay). Người nuôi nên chuẩn bị một không gian sống rộng rãi, thoải mái cho Hamster.

Chuột Hamster hoạt động về đêm
Chuột Hamster rất giỏi đào hang

Đào hang

Những chú chuột Hamster có khả năng đào hàng tuyệt vời. Trong tự nhiên, chúng sẽ xây dựng hang ổ với nhiều lối vào và các phòng riêng biệt để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau như phòng ngủ, phòng để thức ăn, ...

Hamster sử dụng chân trước, chân sau, mõm và răng để đào hang một cách điêu luyện. Syria Hamster có thể đào hang sâu đến 0,7 m. Trong môi trường nuôi nhốt, chúng vẫn không mất đi thói quen này, bạn sẽ thường xuyên thấy hành vi đào hang trong quá trình nuôi.

4. Môi trường sống của chuột Hamster

Trong tự nhiên, chuột Hamster thích sống ở những khu vực ấm áp và khô ráo. Như thảo nguyên, rìa sa mạc và cồn cát. Chúng cũng sẽ ngủ đông khi thời tiết trở nên quá lạnh và thức dậy khi môi trường sống có nhiều thức ăn hơn.

Trong môi trường nuôi nhốt, chuột Hamster nên được trang bị chỗ ở thoải mái, có nhiều đồ chơi, ống chui để giả lập môi trường sống tự nhiên của chúng.

5. Cách nuôi chuột Hamster

Chuồng nuôi chuột Hamster

Chuồng nuôi rất quan trọng với Hamster, một nơi ở tốt sẽ giúp cho chuột trở nên khoẻ mạnh, vui vẻ và mau lớn. Khi bạn chọn chuồng cho chuột Hamster, cần phải rộng, thoải mái, an toàn và dễ vệ sinh. Chất liệu có thể bằng sắt, nhựa hoặc kính.

Kích thước của chuồng tối thiểu từ 60x40x40 cm (Dài x Cao x Rộng). Với Hamster thì kích thước chuồng càng lớn càng tốt. Những dòng lớn như Syrian Hamster (Hamster Bear) rất cần một không gian rộng rãi để chạy nhảy, chơi đùa. Trong chuồng bạn nên bố trí đầy đủ các loại đồ chơi như bánh xe, ống chui, cầu thang, ... giúp Hamster có thể hoạt động cả ngày.

Khoảng cách giữa các thanh lồng không nên quá lớn, chỉ khoảng 1cm là tốt nhất. Cửa lồng không được quá lỏng lẻo vì Hamster khi lớn có thể dễ dàng mở cửa và trốn thoát.

Lót nền có thể dùng mùn cưa, cát nền, cỏ khô, giấy vụn ... rải cao để Hamster có thể đào hang. Tốt nhất là khoảng 1/3 chiều cao chuồng. Hang trú và nhà gỗ là những vật dụng cần thiết trong chuồng vì những chú chuột này có sở thích ẩn náu và ngủ nơi an toàn, ấm áp.

Thức ăn & nước uống cho Hamster

Chuột Hamster sẽ phát triển tốt nếu được cho ăn thường xuyên và phù hợp. Thức ăn của chuột chủ yếu là hỗn hợp thức ăn viên, các loại hạt ngũ cốc, rau khô.

Người nuôi cũng nên bổ sung một lượng nhỏ rau, quả tươi 2 - 3 lần / tuần. Các loại rau và trái cây thích hợp bao gồm cà rốt, rau bina, rau diếp và táo.

Cho chuột ăn thức ăn mới và nhớ dọn sạch thức ăn thừa trong chuồng. Không cho Hamster ăn hành tây, đậu chưa nấu chín, sô cô la, kẹo hoặc đồ ăn vặt.

Nước sạch cần thiết và luôn luôn phải có sẵn trong chuồng Hamster, bạn có thể sử dụng bình bi treo để cho chuột uống nước. Nhớ thay nước mỗi ngày nhé!

Sinh sản ở chuột Hamster

Khi nuôi chuột Hamster, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý vì chúng sinh sản rất nhanh và dễ dàng. Thời điểm bắt đầu sinh sản ở cả con cái và con đực khoảng 90 ngày, mặc dù con cái có thể động dục đầu tiên vào lúc 35 ngày. Hamster là loài đa thai và sinh sản quanh năm. Thời gian của chu kỳ động dục là 4 ngày, động dục và giao phối thường xảy ra vào chiều tối.

Thời gian chuột mang thai trung bình là 16 ngày. Một lứa trung bình từ 5 - 9 con. Con non nặng 2 - 3 gram khi mới sinh, không có lông, mí mắt và tai khép lại. Một điều quan trọng nữa người nuôi cần chú ý đó là Hamster mẹ rất hay ăn con của mình. Hành vi này thường xảy ra khi thiếu vật liệu làm tổ hoặc bị động, xáo trộn tổ. Vì thế, con cái và chuột con nên được để yên trong tuần đầu sau sinh. Con non cai sữa khi được 21 ngày. Chuột mẹ sẽ sẵn sàng giao phối tiếp từ 2 - 18 ngày sau khi con non cai sữa.

6. Những dòng chuột Hamster phổ biến

Có nhiều loại Hamster khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và tính cách khác nhau. Nếu bạn đang muốn tìm nuôi một chú chuột Hamster, hãy tham khảo qua những dòng sau đây nhé!

Chuột Hamster Campbell's

 

Chuột Hamster Campbell’s

Chuột Hamster Campbell’s có kích thước tối đa là 10 cm và tuổi thọ trung bình là 2 năm. Các bé sở hữu bộ lông màu nâu xám, lông bụng màu trắng và một sọc sẫm ở lưng. Điều đặc biệt ở các bé là có bàn chân phủ đầy lông.

Dòng chuột Hamster này có tính xã hội hoá cao và có thể được nuôi chung với nhau từ nhỏ và cùng giới tính. Tính khí của Hamster Campbell’s có phần hơi nhút nhát và có thể cắn khi bị đe doạ, giật mình hoặc sợ hãi. Các bé Hamster này hoạt động nhiều vào ban đêm và một phần thời gian ngắn ban ngày.

Chuột Hamster Winter White

 

Chuột Hamster Winter White

Dòng chuột Hamster này nhỏ nhắn, thân hình tròn trịa và khuôn mặt ngắn. Kích thước 7 - 10 cm khi trưởng thành, tuổi thọ khoảng 2 năm. Hamster Winter White có bộ lông màu xám đen, bụng trắng và một sọc đen ở lưng. Đúng như tên gọi, bộ lông của những chú chuột này có khả năng chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

Hamster Winter White có tính khí khá hiền lành, ngoan ngoãn và ít cắn hơn những dòng khác. Tuy nhiên chúng lại rất nhanh nhẹn và hoạt bát, có thể gây khó khăn trong việc bắt ra chơi đùa.

Chuột Hamster Winter White có thể được nuôi chung theo cặp hoặc theo nhóm cùng giới tính từ khi còn nhỏ. Chuồng nuôi chuột có thể là bể kính có lớp che ở trên hoặc những lồng chuyên dụng dành cho Hamster nhưng khoảng cách thanh lồng nên thật nhỏ vì chuột có thể trốn thoát dễ dàng.

Chuột Hamster Robo

 

Chuột Hamster Roborovski

Chuột Hamster Robo là dòng có kích thước nhỏ nhất trong các loại Hamster, kích thước khi trưởng thành của các bé chỉ khoảng 5 cm và tuổi thọ khoảng 3 năm. Hamster Robo sở hữu bộ lông màu nâu cát, lông bụng màu trắng và những mảng viền trắng xung quanh mắt. Vì kích thước của chuột rất nhỏ nên khe hở chuồng nuôi phải thật nhỏ để tránh chuột trốn thoát ra ngoài.

Những chú Hamster này rất nhanh nhẹn và hoạt bát, vì thế trong chuồng nuôi bạn cần phải chuẩn bị thật nhiều đồ chơi cho các bé nhé. Bạn cũng có thể nuôi Hamster Robo theo cặp hoặc nhóm cùng giới tính từ khi còn nhỏ.

Chuột Hamster Bear

 

Chuột Hamster Bear

Cái tên nổi tiếng nhất trong thế giới chuột Hamster, còn được biết đến với tên gọi Syrian Hamster hoặc Golden Hamster. Đây là dòng Hamster được nhiều người nuôi nhất trên thế giới và cũng là dòng có kích thước lớn nhất. Hamster Bear có thể đạt chiều dài 10 - 15 cm khi trưởng thành và tuổi thọ từ 2 - 4 năm.

Hiện nay, Hamster Bear được lai tạo và có rất nhiều màu sắc, độ dài lông khác nhau. Màu chủ đạo của các bé thường là nâu vàng và trắng. Tính khí của Hamster Syrian rất hiền lành và ít khi cắn, dễ thuần hoá và thân thiện với con người. Khuyết điểm duy nhất là tính lãnh thổ cao và phải được nuôi một mình. Nếu nuôi chung nhiều cá thể sẽ dẫn đến những trận đánh nguy hiểm.

Hamster Bear cũng là dòng mang nhiều đặc điểm nguyên thuỷ như hoạt động về đêm và thường ngủ vào ban ngày. Thời gian tốt nhất để chơi đùa với các bé là sáng sớm và chiều tối.

7. Bệnh tật & cách chữa ở chuột Hamster

Cũng giống như con người hoặc bất cứ loài thú cưng nào khác, chuột Hamster có thể bị bệnh nếu bạn chăm sóc không đúng cách. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy sức khoẻ của chuột không được tốt và có thể diễn biến xấu. Hãy quan sát chuột thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Ít ăn.
  • Không hoạt động.
  • Chui vào một góc.
  • Xù lông.
  • Hắt hơi, thở khò khè, chảy dịch ở mũi và mắt.
  • Ướt xung quanh đuôi.
  • Đi phân lỏng.
  • Rụng lông.

Nếu phát hiện một trong những dấu hiện trên, rất có thể chuột Hamster của bạn đã bị bệnh. Điều cần làm lúc này là giữ ấm, cho các bé ăn và uống một chút (có thể dùng bơm hoặc xi lanh để bón cho các bé). Sau đó hãy đưa đến thú y gần nhất để nhận được sự trợ giúp của bác sĩ.

Một số bệnh thường gặp ở Hamster

Áp xe

Áp xe là hiện tượng nhiễm trùng hình thành từ những vết thương nhỏ trên da, có thể do đánh nhau hoặc trầy xước trong túi má. Mủ sẽ tích tụ lại lâu dần tạo thành cục lớn. Điều trị bằng cách mổ loại bỏ phần áp xe kết hợp dùng kháng sinh, rửa vết thương. Tốt nhất nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Hamster có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến viêm phổi. Các dấu hiệu bao gồm hắt hơi, chảy dịch từ mắt hoặc mũi, thở khò khè và khó thở. Thỉnh thoảng hắt hơi thì không sao nhưng đi kèm với biểu hiện chán ăn, giảm hoạt động, khò khè thì cần đưa Hamster đến bác sĩ thú y ngay.

Ướt đuôi

Còn được gọi là bệnh viêm hồi tràng, viêm ruột vùng. Bệnh ướt đuôi rất dễ lây lan và thường gặp ở những chú chuột Hamster vừa cai sữa. Nguyên nhân có thể liên quan đến vi khuẩn Campylobacter jejuni hoặc do căng thẳng, quá đông đúc, thay đổi chế độ ăn đột ngột. Khi mắc bệnh này chuột có thể tử vong rất nhanh nên nếu phát hiện sớm hãy đưa chuột đi thú y ngay lập tức.

Tiêu chảy

Việc cho chuột Hamster ăn quá nhiều đồ tươi sống và không sạch sẽ là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy. Khi đó chuột sẽ không ăn, giảm hoạt động. Chuột sẽ bị mất nước rất nhiều vì thế hãy bổ sung nước liên tục. Ngưng thức ăn tươi cho đến khi bệnh thuyên giảm, nếu chuột bị quá nặng hãy đưa đến thú y để xử lý.

8. Địa chỉ bán chuột Hamster uy tín

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loài thú cưng mới lạ, dễ thương được nhiều người ưa thích lựa chọn nhưng chuột Hamster vẫn là một trong những người bạn nhỏ được quan tâm nhiều nhất, nhất là đối với lứa tuổi trẻ em.

Mew.vn là địa chỉ bán chuột Hamster lâu năm, có đủ kinh nghiệm và sẽ là nơi thích hợp nhất để bạn tìm đến nếu muốn sở hữu cho mình một bé Hamster xinh xắn. Những sản phẩm của cửa hàng đều được nhập từ trại lớn của Thái Lan bao gồm con giống, thức ăn, phụ kiện, chuồng nuôi.

Đến với cửa hàng, các bạn sẽ dễ dàng lựa chọn các loại Hamster yêu thích kèm theo những vật dụng cần thiết. Bên cạnh đó, cửa hàng còn có chế độ bảo hành sức khoẻ cho Hamster trong vòng 7 ngày, tư vấn chăm sóc miễn phí trọn đời kèm theo nhiều ưu đãi giảm giá khác. Tất cả đơn hàng đều có thể vận chuyển trên toàn quốc một cách nhanh chóng nhất.

9. Lời kết

Chuột Hamster, loài thú cưng gắn bó với tuổi thơ của nhiều người được ưa chuộng bởi vẻ ngoài xinh xắn, hành động ngộ nghĩnh và cách nuôi đơn giản. Việc chăm sóc một chú chuột Hamster sẽ mang lại cho người nuôi những giây phút thư giãn thoải mái sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Đây cũng là vật nuôi hiền lành và rất phù hợp với trẻ em. Hy vọng những thông tin về chuột Hamster mà Mew.vn vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc nuôi dưỡng và tiếp cận với loài thú cưng tuyệt vời này. Chúc các bạn vui vẻ!

Gọi điện
Messenger
Chat Zalo