Có rất nhiều loài vật nuôi khác nhau mà bạn có thể lựa chọn, nhưng một trong những vật nuôi phổ biến nhất đó là chuột Hamster. Hamster nhỏ, dễ thương và tương đối dễ chăm sóc, đó là lý do tại sao chúng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, mặc dù dễ nuôi, nhưng vẫn có một số điều bạn cần làm để đảm bảo bé chuột của mình luôn khỏe mạnh và vui vẻ. Dưới đây là 8 Điều Nên & Không Nên Làm Trong Quá Trình Nuôi Chuột Hamster mà Mew Pet Shop xin chia sẻ với mọi người.
Có thể bạn sẽ thích:
- Shop Sóc Bay Úc Bình Dương – Mua Sóc Bay Úc Ở Đâu Tại Bình Dương?
- Cách Phân Biệt Giới Tính Chuột Hamster Đực Cái Chính Xác Nhất
- TOP 10 Dòng Sóc Bay Úc Đẹp Nhất Trên Thế Giới
1. 8 Điều NÊN làm khi nuôi chuột Hamster
1.1. Chuẩn bị lồng Hamster có kích thước phù hợp
Nếu bạn chọn một chiếc lồng quá nhỏ, bé chuột Hamster sẽ không đủ chỗ để tập thể dục và vận động, đồng thời có thể dẫn đến sự buồn chán và khó chịu. Lồng Hamster nên có kích thước tối thiểu là 60x40x40 cm (Dài x Cao x Rộng).
1.2. Luôn sử dụng lót chuồng Hamster
Chuột Hamster cần một nơi để đào hang và ngủ, vì vậy hãy luôn sử dụng lót chuồng Hamster cho các bé. Bạn có thể sử dụng mùn cưa, giấy lót chuồng, cát lót hoặc cỏ khô.
1.3. Cung cấp đầy đủ thức ăn & nước uống
Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết đối với bất kỳ vật nuôi nào và chuột Hamster cũng không ngoại lệ. Chế độ ăn giàu chất xơ và ít đường là tốt nhất. Bạn có thể mua thức ăn chuột Hamster được chế biến sẵn tại cửa hàng thú cưng địa phương. Và đừng quên cung cấp đủ nước sạch trong chuồng nhé.
1.4. Giữ lồng nuôi Hamster sạch sẽ
Một chiếc lồng dơ bẩn có thể khiến chuột Hamster bị bệnh, vì vậy hãy đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên. Tần suất ít nhất một lần một tuần. Rửa kỹ lồng và lau khô hoàn toàn trước khi cho lót chuồng mới, đồ chơi và phụ kiện vào lại.
1.5. Bế Hamster một cách cẩn thận và đúng cách
Chuột Hamster có kích thước nhỏ và yếu ớt, vì vậy khi bế các bé ra chơi hãy thật cẩn thận. Dùng hai lòng bàn tay nâng đỡ phần lưng và phần chân của các bé rồi từ từ bế lên. Tuyệt đối không được bóp mạnh hoặc cầm vào đuôi vì sẽ làm tổn thương nội tạng của chuột và làm chuột hoảng sợ.
1.6. Mua chuột Hamster từ những cửa hàng uy tín
Điều quan trọng đầu tiên khi bắt đầu nuôi chuột Hamster là hãy tìm hiểu và mua chuột từ một nguồn uy tín. Cho dù bạn mua từ cửa hàng thú cưng hay từ một cá nhân nào đó, hãy nhớ nghiên cứu kỹ. Điều đó sẽ giúp các bạn nhận được những sự hỗ trợ hữu ích trong quá trình nuôi chuột Hamster về sau.
Xem thêm: Shop chuột Hamster Thủ Đức uy tín
1.7. Cung cấp đầy đủ đồ chơi và phụ kiện cho Hamster
Hamster là những sinh vật vui tươi và thường xuyên vận động. Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp cho các bé những đồ chơi, phụ kiện như Wheel (vòng chạy), banh chạy, đường hầm trú ẩn, mài răng, nhà ngủ, …. Bạn cũng có thể thả các bé ra khỏi lồng một chút mỗi ngày để hoạt động bên ngoài.
1.8. Cho Hamster khám thú y thường xuyên
Cũng giống như bất kỳ vật nuôi nào khác, chuột Hamster phải được đưa đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại thú y để được chăm sóc định kỳ và giải quyết mọi vấn đề sức khỏe có thể phát sinh.
2. 8 Điều KHÔNG NÊN làm khi nuôi chuột Hamster
2.1. Không mang chuột Hamster về nuôi khi chưa chuẩn bị
Đừng bao giờ nuôi chuột Hamster nếu bạn chưa chuẩn bị gì để chăm sóc hoặc nuôi chỉ vì thích, vì con cái. Nuôi chuột Hamster đòi hỏi nhiều thời gian, phụ kiện, tâm lý, … và nếu bạn chưa sẵn sàng cho việc đó, bạn không nên mua.
2.2. Không nuôi chuột Hamster trong phòng ngủ
Không đặt lồng chuột Hamster trong phòng ngủ của bạn hoặc của con cái. Vì Hamster là động vật sống về đêm và hoạt động cực nhiều vào ban đêm. Điều đó sẽ khiến cho bạn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của chúng.
2.3. Không nuôi thả chuột Hamster trong nhà
Chuột Hamster không thể nuôi thả trong một ngôi nhà, diện tích quá lớn sẽ không phù hợp. Các bé chuột cần một không gian chuồng được thiết kế đặc biệt để phát triển an toàn và khoẻ mạnh nhất.
2.4. Không nuôi chuột Hamster nếu bạn có con nhỏ
Trẻ nhỏ có thể quá thô bạo với chuột Hamster và thường không biết cách xử lý có thể vô tình làm chuột bị thương. Nếu bạn có con nhỏ, bạn nên đợi cho đến khi các bé lớn hơn (khoảng 12 tuổi trở lên) rồi hãy tập nuôi.
2.5. Không nuôi hai cá thể chuột Hamster trong cùng một lồng
Chuột Hamster là loài vật có sự phân chia lãnh thổ trong tự nhiên, vì thế không nên cho hai chú chuột vào cùng một lồng vì chúng sẽ đánh nhau. Nhất là với chuột đực. Việc nuôi chung chuột đực & cái cũng khiến chúng sinh sản rất nhanh, có thể đem đến nhiều rắc rối cho bạn.
2.6. Không bắt chuột Hamster ra chơi quá nhiều
Không nên bắt chuột Hamster ra chơi quá nhiều. Mặc dù việc tương tác với chuột thường xuyên là rất quan trọng để tạo dựng nên mối liên kết giữa chủ và vật nuôi, nhưng quá nhiều có thể gây căng thẳng cho con chuột.
2.7. Không cho chuột Hamster ăn vặt quá nhiều
Không nên cho chuột Hamster ăn đồ ăn vặt quá nhiều. Việc cho ăn vặt những thực phẩm chế biến có lượng đường cao một cách thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của chuột Hamster, có thể dẫn đến béo phì và rút ngắn tuổi thọ.
2.8. Không đặt chuồng nuôi Hamster dưới ánh nắng trực tiếp
Không đặt lồng nuôi chuột Hamster dưới ánh nắng trực tiếp. Vì Hamster là sinh vật sống về đêm, chúng thích ánh sáng mờ và tối. Việc đặt lồng nuôi dưới ánh nắng trực tiếp có thể khiến chuột bị sốc nhiệt vì nóng, ảnh hưởng tới thị giác và mắc nhiều bệnh tật khác.
3. Lời kết
Chuột Hamster nhỏ, dễ thương và tương đối dễ chăm sóc. Vì thế chúng là một trong những vật nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Qua bài viết: 8 Điều Nên & Không Nên Làm Trong Quá Trình Nuôi Chuột Hamster trên đây, Mew Pet Shop hy vọng sẽ giúp các bạn mới tập nuôi Hamster có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn để chăm sóc người bạn nhỏ của mình thành công hơn. Chúc các bạn vui vẻ và xin hẹn gặp lại!
This pet is so cute! I love its playful personality and soft fur. It’s the perfect size for cuddling, and it’s so easy to take care of. I highly recommend this pet to anyone looking for a fun and loving companion.